Bệnh thoái hoá khớp

27 thg 11, 2012

ĐẶT VẤN ĐỀ
    Thoái hoá khớp (THK) là quá trình lão hoá của các tổ chức sụn kèm theo những thay đổi phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch, thường gặp ở người trên 50 tuổi, tỉ lệ 3 nữ/1 nam. Đặc trưng cơ bản của bệnh là đau, giảm vận động, cảm giác khô ở khớp. Bệnh diễn biến kéo dài, gây đau đớn cho người bệnh và có thể để lại các di chứng trên khớp gây tàn phế.THK cần được phát hiện sớm và điều trị đúng, kịp thời có thể hạn chế được tổn thương và duy trì chức năng của khớp, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi

ĐẠI CƯƠNG, DỊCH TỄ HỌC        
Mỹ: 40 triệu người bị THK 70 - 90 % người >75 tuổi có ít nhất một tổn thương khớp thoái hóa. Tỷ lệ THK gối mới mắc1% ở nữ >50 tuổi và nam >70 tuổi.
Pháp: THK gối chiếm 1/3 các bệnh THK và gấp 2 lần THK háng
Việt Nam: Bệnh viện E trong năm 2004 số bệnh nhân THK chiếm  20,25 % trong đó THK gối 9,07% trong tổng số bệnh nhân mắc các bệnh khớp khác điều trị nội trú. Bệnh viện Chợ Rẫy trong 3 năm số bệnh nhân vào viện THK chiếm 27,2 %

Phân loại THK: Nguyên phát và thứ phát ( do lão hoá & do bệnh)      Nguyên nhânTHK: Mức độ, tỉ lệ THK ở vị trí các khớp khác nhau ở từng người và chịu ảnh hưởng của các yếu tố:
- Tuổi: Tình trạng lão hoá của mô sụn
- Giới: Nữ
- Di truyền
- Bẩm sinh : Cấu tạo bất thường dị dạng về xương khớp
- Quá tải cơ học; béo phì
- Chế độ dinh dưỡng: thiếu và thừa
- Nghề nghiệp và thói quen
- Chấn thương, bệnh lý nội, ngoại khoa, các yếu tố về sinh hoá và chuyển hoá.

Tổn thương giải phẫu bệnh của THK:
*Bình thường: sụn khớp, đĩa đệm có màu ánh xanh, nhẵn bóng,ướt, cứng, chịu đàn hồi mạnh
*Khi tổn thương THK: có màu vàng nhạt, mờ đục
Gđ sớm:  - Tình trạng mất sụn khớp, đầu xương
               - Mô sụn mỏng, khô, gãy, mất tính đàn hồi
               - Xơ hoá phần xương dưới sụn
               - Mọc các gai, mỏ xương
    Gđ muộn: Màng hoạt dịch có tình trạng phản ứng viêm

TRIỆU CHỨNG VÀ CHẨN ĐOÁN
   - Đau khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi
   - Hạn chế vận động
   - Phát tiếng kêu khi vận động, dấu hiệu phá dỉ khớp
   - Sưng, biến dạng, không nóng đỏ, có thể có dịch
  - Có thể tiến triển biến chứng nặng: cứng khớp, thoát vị đĩa đệm cột sống và tàn phế.
  - Tiến tiển trong thời gian dài, không bao giờ dẫn đến tình trạng dính khớp hoàn toàn
  - Các xét nghiệm sinh hoá, máu, dịch khớp đều bình thường. Không có dấu hiệu viêm
Chụp phim X quang có 3 dấu hiệu cơ bản:
    1. Khe khớp hẹp không đồng đều
    2. Xơ đặc xương dưới sụn
    3. Mọc gai xương, mỏ xương vùng diềm
Chụp CT scanner, MRI( tuỳ vị trí, tuỳ tình trạng bệnh):
    - Thoái hoá đĩa đệm nghi lồi, thoát vị đĩa đệm
    - Chẩn đoán sớm thoái hoá khớp háng
    - Vị trí khó thấy bằng chụp Xquang quy ước
Nội soi khớp (chủ yếu khớp gối) và sinh thiết: Hình ảnh thoái hoá của màng hoạt dịch:
    - Giảm sản hình lông của màng hoạt dịch
    - Sụn khớp không trơn nhẵn, loét, khô, nhạt màu
    - Có thể thấy các mảnh dị vật, sụn
    - Không thấy các dấu hiệu viêm nhiễm xung huyết, tăng sinh, tiết dịch
Phân loại thoái hoá khớp: Theo Kellgren lavrence
Độ 1 và 2 :   - Hyaluronate trong khớp bắt đầu bị đứt đoạn
                     - Sụn bắt đầu bị phá huỷ, mặt sụn gồ ghề
                     - Tiêu cốt bào xuất hiện, khe khớp hẹp dần
Độ 3: - Sụn trở nên nhám, tiêu cốt bào phá huỷ đầu xương
        - Đau khi cử động
        - Mảnh vụn xương trong khớp gây viêm bao khớp
        - Khe khớp hẹp < 3 mm
Độ 4: - Số lượng lớn sụn bị huỷ, mất hẳn tính đàn hồi
        - Ma sát xương làm đau đớn, đầu xương này chà xát đầu  xương kia làm biến dạng khớp và lệch trục thẳng

Thoái hoá theo vị trí
Khớp gối
Khớp háng
Khớp vai
Cột sống thắt lưng
Cột sống cổ
Các khớp khác : ngón tay, xương gót
Chẩn đoán
- Dựa vào tuổi, giới, nghề nghiệp, tiền sử
- Tuỳ vị trí khớp có các biểu hiện lâm sàng khác nhau : gối, háng, cổ, thắt lưng...
- Ba dấu hiệu đặc trưng của Xquang quy ước
- Các dấu hiệu nội soi, CT-scanner, MRI
- Các xét nghiệm gần bình thường  
- Cần phân biệt với các bệnh: gút, loãng xương, viêm khớp, hoại tử vô khuẩn, lao
Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối theo ACR 1991:
* Đau khớp
* Gai xương trên XQ và / hoặc:
- Bệnh nhân  40 tuổi
- Cứng khớp buổi sáng  30 phút
- Tiếng lạo xạo ở khớp

PHÒNG BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ: Điều trị THK cần kết hợp giữa dự phòng và chữa bệnh bằng cách làm giảm hoặc loại bỏ các yếu tố thúc đẩy quá trình lão hoá.
Phòng và điều trị THK khớp giai đoạn sớm:
* Giáo dục cộng đồng,
* Phơi nắng
* Chế độ dinh dưỡng, vitamin và khoáng
* Giảm cân
* Tập luyện theo chỉ dẫn chuyên môn với nhiều mức độ khác nhau có thể gia tăng phạm vi vận động, trương lực, sức bền của khớp. Có thể vận động thụ động co duỗi khớp hoặc những bài tập tích cực thể dục nhịp điệu
(acrobic) và bài tập đối kháng, các bài tập cho từng vị trí khớp thoái hoá.
* Trị liệu: nhiệt, điện từ trường, kích thích điện qua da, tia lase, tắm
khoáng, đắp bùn nóng, siêu âm, phóng xạ...
* Châm cứu, thuốc nam
* Chỉnh hình bằng các dụng cụ, thiết bị xương
* Cố định, bất động

Sử  dụng các thuốc giảm  đau chống viêm
1. Các thuốc giảm đau : Aspirin, paracetamol...
2. Thuốc chống viêm nhóm COX1 : diclofenac, naproxen, tenoxicam, piroxicam...
3. Nhóm COX2 : meloxicam, nimesulid, celecoxib
4. Thuốc xoa ngoài : gel các loại( diclofenac, ketoprofen, piroxicam, salonpas) dầu cao, dầu xoa
Các thuốc điều trị cơ bản THK: Các thuốc làm chậm tiến triển của bệnh THK có tác dụng lên cơ chế bệnh sinh, cải thiện các triệu chứng đau và chức năng vận động của khớp :
 * Glucosamine sulfate ( Viartril.S, Cartisak, Lubrex... )
 * Chondroitin  sulfate ( Jointra F)
 * Diacerheine (Artrodar)
 * Inaponisiable davocat ( Piascledine )
Điều trị tại chỗ :
- Tiêm corticoide ổ khớp
- Tiêm acid hyaluronique (Hyruan,Hyasyn…)
- Rửa khớp : nội soi khớp gối
- Tái tạo màng hoạt dịch bằng a.osmic  
- Ghép tế bào sụn: Lấy tế bào sụn lành ( tự thân ), nuôi cấy  11-21 ngày, tiêm vào vùng tổn thương. Ghép sụn- xương, cấy mô sụn tự thân, tái sinh tế bào trung mô mầm vẫn còn là những hứa hẹn trong tương lai.
Điều trị ngoại khoa: Chỉ nên thực hiện khi điều trị nội khoa và phục hồi chức năng không mang lại kết quả
- Phương pháp chỉnh sửa khớp: cắt gọt, chỉnh trục và điểm tì của khớp
- Giải phóng dính khớp và làm cứng khớp ở tư thế cơ năng
- Thay khớp nhân tạo một phần hoặc toàn bộ: háng, gối, khuỷu, đốt sống, cổ chân , ngón
- Phẫu thuật lồi và thoát vị đĩa đệm bằng cắt vòng cung sau hay lấy phần thoát vị
Tuổi thọ của con người ngày càng tăng, tỷ lệ mắc các bệnh xương khớp như thoái hoá khớp, loãng xương...tăng lên theo tuổi. Việc phòng bệnh, phát hiện sớm, điều trị đúng, kịp thời, hạn chế các biến chứng gây hậu quả xấu, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi đang trở thành vấn đề thời sự được xã hội quan tâm.
BS.CKII.Nguyễn Thị Lực
Khoa xương khớp - Bệnh viện E


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.    Trần Ngọc Ân và CS.,(2000). Điều trị thoái hóa khớp và cột sống. Điều trị học nội khoa. Nhà xuất bản Y học. 212 - 224
2.    Nguyễn Thị Mộng Trang, Lê Anh Thư. Tình hình thoái hóa khớp tại khoa nội xương khớp bệnh viện Chợ rẫy ( 2/ 2001 - 2 / 2004 ). Hội nghị chuyên đề “ Bệnh thoái hóa khớp và cột sống”. Hà nội tháng 10 năm 2004.
3.    Mankin H.J.,Brandt K.D. Osteoarthritis. Textbook of Rheumatology. W.B. Saundes Company 14… Edition. Page 1369 – 1403, 1997.
4.    AAOS Home. New techniques to restore articular cartilage.
5.    J P Raynaud. Osteoarthritis và cartilage ( 2002 ) 10.

                                                


Trở về  

                                                                       

Tags: , , ,
Hãy like nếu bài viết có ích →