Cá độc, cá đuối điện, bạch tuộc
15 thg 4, 2014
* Đặc điểm chung
+ Tại vùng biển Việt Nam, các nhà khoa học đã xác định được 41 loài sinh vật chứa độc tố có khả năng gây chết người, hầu hết sống ở biển.
(có hai loài cá nóc nước ngọt mới phát hiện được ở đồng bằng sông Cửu Long).
+ Cụ thể: một loài bạch tuộc, hai loài ốc cối, ba loài cua hạt, một loài sam, 22 loài cá và 10 loài rắn biển.
+ Đa số những loài độc hại nói trên có vùng sinh sống rộng, từ vịnh Bắc Bộ cho đến vịnh Thái Lan.
1. Cá nóc
+ Tại vùng biển Việt Nam, các nhà khoa học đã xác định được 41 loài sinh vật chứa độc tố có khả năng gây chết người, hầu hết sống ở biển.
(có hai loài cá nóc nước ngọt mới phát hiện được ở đồng bằng sông Cửu Long).
+ Cụ thể: một loài bạch tuộc, hai loài ốc cối, ba loài cua hạt, một loài sam, 22 loài cá và 10 loài rắn biển.
+ Đa số những loài độc hại nói trên có vùng sinh sống rộng, từ vịnh Bắc Bộ cho đến vịnh Thái Lan.
1. Cá nóc
+ Đặc điểm
- Ở biển có nhiều loài cá độc như cá mặt ngựa, cá hồng chấm bạc, cá mặt quỷ, cá đuối... trong đó, độc nhất là cá nóc.
- Theo tài liệu nghiên cứu thì hiện nay thế giới đã xác định được hơn 80 loài cá nóc
- Riêng tại Việt Nam có 4 họ, 12 giống và 66 loài, trong đó khoảng 40 loài có khả năng gây ngộ độc
- Phần lớn những loài thường gây độc thuộc họ Tetraodontidae.
* Cá nóc chuột vằn mang (Aronthron immaculatus)
- Dáng vẻ bề ngoài khá bắt mắt, thân có dạng hình trứng, vây lưng viền đen, bụng màu trắng...
- Trứng loài cá này tập trung một lượng độc chất rất mạnh, cứ 100 gam trứng có thể giết chết 200 người
- Hàm lượng độc chất cao nhất xuất hiện từ tháng tư đến tháng mười.
* Cá nóc chấm cam (Torquigener pallimaculatus)
- Cũng là một loài đáng sợ, cứ 100 gam trứng hoặc gan có thể giết chết 60-70 người.
+ Hai loài cá nóc nước ngọt đã được xác định là:
* Cá nóc chấm xanh (Chelonodon nigroviridis)
* Cá nóc mắt đỏ (Carinotetraodon lorteti).
+ Hàm lượng độc tố ở một số loài cá nóc rất cao (nhất là trong gan, trứng, nội quan)
- Độc tố chứa trong cá nóc thuộc dạng Tetradotoxin từng gây ra nhiều vụ ngộ độc chết người nhưng khó phân biệt.
- Rất ít tài liệu về cơ chế sinh sản độc tố trong cá nóc.
- Gần đây, một vài tác giả phát hiện độc tố (Tetrodotoxin) có thể do các loài vi khuẩn có khả năng sản sinh độc tố này sống cộng sinh trong gan cá nóc.
+ Nguyên nhân gây bệnh:
Chất độc trong cá nóc được gọi là Tetrodotoxin (TTX) là chất độc không protein, tan trong nước và không bị phá hủy ở nhiệt độ sôi hay làm khô, chất độc bị bất hoạt trong môi trường acid và kiềm mạnh.
TTX tập trung ở trứng cá, ruột gan, và tinh hoàn của cá.
Chất độc này còn tìm thấy trong một số loài vật khác như:
bạch tuộc có vòng xanh ở tua (dễ lẫn với con mực), con sa-giông (Newts) và kỳ nhông (Salamanders)
Chất độc TTX tác dụng lựa chọn chẹn dòng natri trong cơ chế bơm Kali –Natri và kênh Natrium tấm vận động, do đó TTX gây ra liệt cơ, liệt hô hấp, đồng thờ TTX còn phát động vùng nhận cảm hoá học gây nôn, nôn liên tục.
+ Kiểm tra chuột bạch sau khi thử độc tố Tetrodotoxin tại Viện Hải dương học Nha Trang.
- Kết quả nghiên cứu bước đầu đã xác định Tetrodotoxin là độc tố ngoại sinh, có hàm lượng rất cao trong mùa cá nóc mang trứng, nhất là vào thời kỳ trứng thành thục sinh dục.
- Mùa có cá nóc và thịt cá nóc ngon nhất chính là mùa cá sinh sản. Vì vậy cá càng thơm ngon, càng hấp dẫn lại càng độc.
- Trứng và gan cá nóc chứa nhiều độc tố nhất. Vào mùa mang trứng cả phần thịt cá cũng gây ngộ độc cho người.
- Khoảng 2 gam mô cá nóc độc (100.000 MU/g) cũng có thể giết chết người.
- Qua thử chuột cho thấy độc tố cá nóc có độc tính gấp 10.000 lần so với chất độc cyanide.
+ Mùa sinh sản của cá nóc bắt đầu từ tháng 12 năm trước đến tháng 6 năm sau.
- Đây cũng là khoảng thời gian mà ở khắp các địa phương liên tiếp xảy ra ngộ độc do ăn cá nóc.
- Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế thì 85% số vụ ngộ độc do ăn cá nóc (trong quý I năm nay) đã gây tử vong.
+ Triệu chứng - Tiêu chuẩn chẩn đoán
- Thời gian bắt đầu xuất hiện triệu chứng ngộ độc khoảng 20 phút đến 3 giờ đồng hồ
- Nạn nhân có thể chết trong vòng từ 1 giờ rưỡi đến 8 giờ sau đó, nhưng thường thì tử vong xảy ra trong khoảng thời gian từ 4 - 6 tiếng.
- Triệu chứng ban đầu là môi và đầu lưỡi bị tê, sau lan dần đến chân tay
- Rồi đau đầu, đau bụng, nhức mỏi toàn thân, nôn mửa dữ dội, mất ngôn ngữ, khó thở, tím tái,
- Tiếp đến là rơi vào tình trạng hạ HA, tim chậm, hôn mê, tim chỉ còn đập trong chốc lát.
- Tử vong do liệt hô hấp hoặc trụy mạch, nếu sống sót-các triệu chứng trên sẽ phục hồ sau 24h.
+ Chẩn đoán xác định
a). Lâm sàng:
- Sau khi ăn cá nóc hay cá khô, ruốc cá làm bằng cá nóc, triệu chứng xuất hiện sau 10 -30 phút:
Tê miệng, lưỡi, hai môi, đau đầu, nôn, nói khó, tê ở ngón, bàn tay chân, yếu và mệt, tử vong do liệt cơ hô hấp hoặc suy tuần hoàn cấp.
- Các dấu hiệu khác:
Tim chậm, rối loạn nhịp, hạ huyết áp, hạ nhiệt độ, tăng tiết nước bọt, tím, ngừng thở, mất phản xạ gân xương và trương lực cơ.
- Các dấu hiệu lâm sàng có thể mất đi sau 24 giờ nếu bệnh nhân được cứu sống.
b). Xét nghiệm:
- Máu: điện giải, ure, đường, creatinin, thăng bằng toan kiềm
- Điện tâm đồ: nhịp chậm, rối loạn nhịp
- Theo dõi SpO2 và EtCO2 (nếu có điều kiện) hoặc chức năng phổi ( Vt, áp lực âm thở vào)
- Phát hiện độc chất Tetrodotoxin (TTX) trong dịch cơ thể hoặc trong mẫu bệnh phẩm: chỉ thực hiện được ở những cơ sở xét nghiệm hiện đại
+ Chẩn đoán phân biệt:
- Các chất độc khác ở thực phẩm (vi khuẩn, hoá chất trừ sâu, chất bảo quản, cá độc loại Scombroid, Ciguatera, Shellfish cũng gây nôn, buồn nôn)
- Các nguyên nhân không do độc: Viêm dạ dày cấp, co thắt đại tràng
+ Điều trị
- Ngộ độc cá nóc có tỷ lệ tử vong rất cao. Hiện nay chưa có thuốc giải độc đặc hiệu cho ngộ độc do độc tố cá nóc.
- Khi phát hiện người nhà bị ngộ độc, biện pháp sơ cứu là nên cho thông khí nhân tạo và đưa đến ngay bệnh viện.
- Biện pháp thông thường nhất vẫn là rửa dạ dày bằng than họat tính để loại bỏ phần độc tố TTX còn sót
- Và áp dụng các nguyên tắc chống độc, hồi sức cơ bản.
Có thể tiến hành như sau:
* Trước khi vào bệnh viện:
- Nếu bệnh nhân còn tỉnh với triệu chứng nhẹ:
cho uống than hoạt 1 -2g/kg và Sorbitol 1g/kg cho cả người lớn và trẻ em trên 2 tuổi
- Nếu bệnh nhân có tím, rối loạn ý thức:
Thổi ngạt, bóp bóng ambu, rồi đưa đến cơ sở bệnh viện gần nhất.
* Trong bệnh viện:
Nếu đã xuất hiện triệu chứng tím, rối loạn ý thức
. Không gây nôn
. Đặt ống Nội khí quản, có bơm bóng chèn để đảm bảo đường dẫn khí, hỗ trợ hô hấp bằng bóng ambu, thở máy
. Đặt xông rửa dạ dày nếu mới ăn cá trong 1 giờ đầu, sau rửa cho than hoạt 1-2g/kg
. Truyền dịch G 5% và NaCl 9% để duy trì huyết áp
Điều trị các triệu chứng nặng (nếu có):
- Hạ huyết áp
. Truyền dịch 10-20 ml dd NaCl 9% qua đường TM và đặt bệnh nhân Tư thế nghiêng trái, đầu thấp. Cần theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP). Tránh truyền dịch quá mức.
. Nếu truyền dịch không làm tăng huyết áp cần cho:
- Dopamin 2-5 mg/kg/phút liều cho cả bệnh nhân người lớn lẫn trẻ em, điều chỉnh tăng liều để đạt hiệu quả, song không quá 15 mg/kg/phút, có thể thêm:
- Noradrenalin 0,1 - 0,2 mg/kg/phút, điều chỉnh liều để có kết quả, liều cao quá không có lợi gây thiếu máu tổ chức
- Co giật: là triệu chứng hiếm gặp, điều trị co giật bằng Seduxen, (Valium) 10 mg tiêm tĩnh mạch, nếu không đáp ứng có thể cho Phenobacbitan hay Phenyltoin sau khi đã đặt ống nội khí quản, thông kh í hỗ trợ (Xem bài "Điều trị co giật").
- Theo phác đồ của Bs B.V.Cam:
. Thông đường thở và giúp thở
. Rửa dạ dày
. Nhịp chậm & hạ HA: Atropine
. Rửa dạ dày
. Nhịp chậm & hạ HA: Atropine
. Liệt chi, hô hấp:
Edrophonium (Tesilon) 0,05mg/kg/lều IV
Neostigmine 0,01-0,04mg/kg/liều IV mỗi 2-4 giờ
+ Tiên lượng & Cách phòng:
Độ nặng của ngộ độc cá nóc tuỳ thuộc vào lượng độc tố và thời gian được cấp cứu:
- Nếu bệnh nhân có triệu chứng nhẹ có thể theo dõi và khỏi
- Nếu có triệu chứng rõ, chưa bị tím, điều trị cấp cứu ban đầu và hồi sức, sẽ cứu được
trong vòng 24 giờ.
- Nếu thiếu oxy lâu, không được cấp cứu ban đầu có thể gây biến chứng hoặc tử vong
* Cách phòng ngừa: Tốt nhất là không ăn cá nóc, chuẩn bị túi cấp cứu khi cần thiết
+ Một số bài thuốc nam sơ cứu ngộ độc cá nóc :
Trong trường hợp khẩn cấp, việc sử dụng một số dược thảo sẵn có - có thể sơ cứu tại chỗ hiệu quả:
- Bài 1: hạt trám sống 20 hạt, đem giã nát lấy nước hoặc mài hạt trám để lấy nước uống.
- Bài 2: uống 1 bát dầu hạt cải, giúp nôn ra chất độc.
- Bài 3: lấy khoảng 500 đến 1.000 g rễ cỏ tranh tươi, đem giã nát lấy nước uống. Có thể sắc nước uống khi thuốc còn nóng.
- Bài 4: lấy khoảng 250 g cỏ ruột gà, sắc lấy nước uống.
- Bài 5: lá khoai lang non 1 nắm nhỏ, đem giã nát rồi hòa với nước sôi để nạn nhân uống cho đến khi nôn ra chất độc.
- Bài 6: lấy lá tía tô 25 g, gừng tươi 25 g và rễ cỏ tranh 160-200 g. Các vị các vị trên hợp thang sắc nước uống.
- Bài 7: bí đao một lượng vừa phải, rửa sạch thái nhỏ rồi giã nát như bùn, vắt lấy nước cho nạn nhân uống nhiều.
- Bài 8: lá tía tô và cam thảo bắc, mỗi vị 10 g, lượng, sắc uống.
- Bài 9: đậu xanh 30-50 g, cam thảo bắc 10 g, đem sắc kỹ lấy nước uống.
2. Cá đuối điện
Edrophonium (Tesilon) 0,05mg/kg/lều IV
Neostigmine 0,01-0,04mg/kg/liều IV mỗi 2-4 giờ
+ Tiên lượng & Cách phòng:
Độ nặng của ngộ độc cá nóc tuỳ thuộc vào lượng độc tố và thời gian được cấp cứu:
- Nếu bệnh nhân có triệu chứng nhẹ có thể theo dõi và khỏi
- Nếu có triệu chứng rõ, chưa bị tím, điều trị cấp cứu ban đầu và hồi sức, sẽ cứu được
trong vòng 24 giờ.
- Nếu thiếu oxy lâu, không được cấp cứu ban đầu có thể gây biến chứng hoặc tử vong
* Cách phòng ngừa: Tốt nhất là không ăn cá nóc, chuẩn bị túi cấp cứu khi cần thiết
+ Một số bài thuốc nam sơ cứu ngộ độc cá nóc :
Trong trường hợp khẩn cấp, việc sử dụng một số dược thảo sẵn có - có thể sơ cứu tại chỗ hiệu quả:
- Bài 1: hạt trám sống 20 hạt, đem giã nát lấy nước hoặc mài hạt trám để lấy nước uống.
- Bài 2: uống 1 bát dầu hạt cải, giúp nôn ra chất độc.
- Bài 3: lấy khoảng 500 đến 1.000 g rễ cỏ tranh tươi, đem giã nát lấy nước uống. Có thể sắc nước uống khi thuốc còn nóng.
- Bài 4: lấy khoảng 250 g cỏ ruột gà, sắc lấy nước uống.
- Bài 5: lá khoai lang non 1 nắm nhỏ, đem giã nát rồi hòa với nước sôi để nạn nhân uống cho đến khi nôn ra chất độc.
- Bài 6: lấy lá tía tô 25 g, gừng tươi 25 g và rễ cỏ tranh 160-200 g. Các vị các vị trên hợp thang sắc nước uống.
- Bài 7: bí đao một lượng vừa phải, rửa sạch thái nhỏ rồi giã nát như bùn, vắt lấy nước cho nạn nhân uống nhiều.
- Bài 8: lá tía tô và cam thảo bắc, mỗi vị 10 g, lượng, sắc uống.
- Bài 9: đậu xanh 30-50 g, cam thảo bắc 10 g, đem sắc kỹ lấy nước uống.
2. Cá đuối điện
* Cá đuối điện Bắc bộ (Torpediniformes)
- Thân dẹp hướng lưng thành đĩa úp gần tròn,
- Phần lưng có cơ quan phát điện nằm dưới da hình quả thận,
- Chưa có nhiều thông báo về tai nạn do cá đuối VN gây ra như đã gặp trên thế giới.
3. Bạch tuộc
* Bạch tuộc đốm xanh
- Có ở vùng biển miền trung Việt Nam, nhỏ bằng đầu ngón tay cắn.
- Cắn chỉ hơi nhói đau thôi nhưng sau nửa giờ đã bị co giật và tử vong.
- Ngư dân gọi đó là mực đốm, còn các nhà khoa học xác định đó là bạch tuộc đốm xanh,
- Có dáng vẻ bên ngoài lạ mắt, trên toàn thân và các xúc tu điểm các đốm xanh trông rất đẹp
- Thân dài không quá 50mm, màu kem, vàng cam, có những vệt hoa dạng vòng mầu xanh lóng lánh, có tám tua dài ngắn khác nhau và đẹp kỳ lạ.
- Cứ 100 gam thịt và râu loại bạch tuộc này có thể giết hai người; còn 100 gam tuyến nước bọt của nó có thể giết chết đến 23 người...
- Loài này tập trung sống ở các vùng triều san hô chết và các rạn san hô ven bờ ở các tỉnh Bình Thuận, Khánh Hòa, Côn Đảo.
- Chất độc nằm trong tuyến nước bọt là tetrodotoxin, cực độc, khi cắn vào nạn nhân gây ra trụy tim, trụy hô hấp và chết, đặc biệt là nạn nhân tỉnh táo tới lúc chết.
4. Ốc độc
* Ốc cối hoa lưới
- Loài ốc cối hoa lưới được mệnh danh là "xạ thủ biển khơi".
- Chúng sống ở những nơi hiểm hóc vùng biển Đà Nẵng - Vũng Tàu.
- Ốc cối hoa lưới vỏ có dạng hình trứng, thuôn dài, láng, màu sắc của vỏ luôn biến đổi nhưng chủ yếu là màu trắng, màu xanh. Vỏ con ốc có một số vân hình mắt lưới màu nâu vàng.
- Xạ thủ này có trong miệng những mũi tên dạng nang cực độc.
- Bình thường thì chúng lừ đừ, nhưng khi gặp đối thủ là mở miệng bắn ra những mũi tên có độc tố Conotoxins khiến nạn nhân tử vong rất nhanh.
- Họ hàng của nó là ốc cối địa lý to nhất, độc nhất, tên khoa học là Conus geographus, sống ở các rạn san hô ven bờ biển Đà Nẵng - Bình Thuận.
5. Cua độc
+ Loài h8: cua mặt quỷ (Zosymus) cực độc, có màu xanh da trời hơi ngả xanh lá cây với những nốt màu trắng, nâu và vàng, ngón các chân có màu nâu đen. Chúng sống ở các rạn cạn, vùng triều thấp ven biển miền trung.
Loài cua hạ có màu xanh lá cây đậm, hơi vàng, đôi khi màu nâu vàng hoặc hơi đỏ tía.
Loài cua pholoria màu xanh da trời nhạt hơi lục, với những vết loang màu đỏ tía sậm hơi nâu hoặc hơi xanh lá cây trên mặt lưng vỏ đầu ngực...
+ Những ra các loài hải sản hai mảnh vỏ như vẹm xanh, điệp, sò, hàu, hến nếu đánh bắt được ở những vùng biển bị ô nhiễm nặng, có hiện tượng tảo độc nở hoa hay thủy triều đỏ đều mang trong mình độc tố cực kỳ nguy hiểm.
Loài hai mảnh vỏ không chết vì tảo độc, trái lại với tập tính ăn lọc chúng tiêu thụ rất nhiều tảo độc và tích lũy độc tố của tảo trong cơ thể.
6. Sứa độc
*Rõ ràng độc tố trong cá nóc, cua hay hải sản hai mảnh vỏ đều có nguồn gốc ngoại sinh, mang tính cá thể và biến động tùy thuộc vào yếu tố môi trường, địa lý .